GIỚI THIỆU
Cần Thơ: Mắm cá tra cù lao Tân Lộc lên ngôi
Nghề nuôi cá tra, cá basa ở cù lao Tân Lộc nói riêng và miền Tây nói chung phát triển là do nhu cầu cần nguyên liệu xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng đôi lúc tình hình giá cả biến động, xuất khẩu bấp bênh vì các rào cản của các thị trường nước ngoài ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Từ thực tế đó, sẳn có nghề làm mắm gia truyền từ cá lóc, cá rô, cá linh, cá chốt… người dân nơi đây đã mày mò nghiên cứu, chế biến thử nghiệm rất nhiều lần đến khi thành công với món mắm cá tra mà giờ đây đã trở thành đặc sản mới của tp. Cần Thơ.
Mắm cá tra có thể dùng để ăn sống, nấu mắm kho, mắm chưng…
Qui trình chế biến mắm cá tra thông thường gồm 5 bước. Đầu tiên là chọn nguyên liệu cá tươi ngon, cạo rửa, bằng nước nóng cho sạch nhớt và loại bỏ các lớp mỡ cá (để tránh có mùi hôi dầu sau khi thành mắm), rồi cắt khúc để ráo. Kế tiếp là bước muối cá, lượng muối vừa phải, không quá mặn cũng không quá nhạt, ủ muối trong khoảng một tháng. Bước thứ ba là chuẩn bị thính và trộn thính. Thính phải làm từ loại gạo ngon, rang gạo đều tay trên lửa nhỏ, đến khi gạo vàng đều, dậy mùi thơm, sau đó xay nguyễn thành bột thính trộn vào cá để trong khoảng 30 ngày. Sau đó là đến bước chao mắm bằng hỗn hợp khóm ngào với đường thốt lốt 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Cuối cùng là đóng gói mắm thành phẩm.
Mắm cá tra có thể dùng để ăn sống, nấu mắm kho, mắm chưng hoặc lẫu mắm đều thơm ngon, hấp dẫn. Du khách đến tham quan cù lao Tân Lộc có thể mua về thưởng thức hoặc làm quà tặng bạn bè và người thân.
Ngoài mắm cá tra mới được đưa ra thị trường vài năm gần đây, Cần Thơ còn có các sản phẩm mắm cá chốt, cá linh, cá lóc, cá sặt… phổ biến như ở nhiều tỉnh miền Tây và có thể chế biến nhiều món như: lẩu, chưng với thịt và hột vịt lộn, kho với các loại cá khác, đặc biệt là ăn sống.
Bài và ảnh: tổng hợp từ internet
Xem: Công ty TNHH Quốc Hải: Chuẩn bị tiến quân ra thị trường miền Bắc
DOANH NGHIỆP